Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm hay Bệnh IB Trên Gà Và Cách Phòng Hiệu Quả

Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm hay Bệnh IB Trên Gà Và Cách Phòng Hiệu Quả

Ngày 29-08-2024 Lượt xem 117

Bệnh viêm phế quản truyển nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nghiêm trọng trên gia cầm. Đặc biệt thường xảy ra trên gà.

1. Nguyên nhân gây bệnh IB trên gà

  • Bệnh IB do Coronavirus (ARN virus) (có đến 20 serotype của loại virus này) gây ra. Virus có khả năng biến chủng rất cao. Virus có thể tồn tại thời gian dài ngoài môi trường. Virus có thể lên đến 1 năm trong chất độn chuồng, 1 tháng trong chuồng nuôi. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trên 60 độ C và các thuốc sát trùng thông thường.
  • Bệnh IB trên gà có thể lây lan sang các loại gia cầm khác như vịt, chim bồ câu, chim cút…
  •  Bệnh IB xảy ra nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi
  • Tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 100% nhưng tỷ lệ chết thay đổi tùy thuộc và serotyp của virus gây bệnh, tuổi gà, sức đề kháng của cơ thể, các yếu tốt stress. Tỷ lệ chết các trường hợp lắng đọng urat ở thân dao động từ 0.5 – 1% mỗi tuần.

2. Những con đường lây bệnh IB người chăn nuôi cần biết

  • Bệnh IB trên gà lây qua không khí, tiếp xúc như qua các dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, nước uống…
  • Lây từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh. Bệnh IB có tốc độ lây lan rất nhanh và tỉ lệ nhiễm bệnh từ 50-100% đàn gà
  • Điều kiện chuồng trại thông thoáng kém, nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

3. Cơ chế gây bệnh IB trên gà

  • Virus IB tấn công, nhân lên trong các tế bào biểu mô hô hấp làm các tế bào này bị thoái hóa, hoại tử. Virus phá hoại thành mạch quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm các tế bào lympho vào các xoang hô hấp khiến gà khó thở.
  • Trong thể mạn tính, ngoài tế bào niêm mạc hô hấp virus còn tác động vào tế bào cơ quan sinh dục. Vì vậy sau khi đã khỏi bệnh, con vật vẫn còn mang một số di chứng.

4. Triệu chứng khi gà mắc bệnh IB

Thể hô hấp

– Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tất cả gà sẽ xuất hiện triệu chứng đặc trưng

– Gà ủ rũ, kém ăn. Gà mắc bệnh nằm túm tụm lại gần nơi có nguồn nhiệt.

– Ho, hắt hơi, thở khò khè, vươn cổ lên để thở và ngáp.

– Gà bị tiêu chảy nặng, phân xanh rêu trắng nhớt.

– Tỉ lệ chết cao, có khi lên đến 70-80% ở gà con, gà dễ bị kế phát bởi các yếu tố khác như CRD, ORT, chứng suy giảm miễn dịch, hông thoáng chuồng nuôi kém …
Với gà đẻ: Sản lượng trứng giảm 10-60%, nếu kế phát với các bệnh khác thì tỉ lệ đẻ có
thể giảm tới 80%

Thể thận (Chủng 793B):

– Gà bị tiêu chảy nặng, phân xanh rêu trắng nhớt. Gà sốt cao mào tím, chân khô.

Thể tích nước ống dẫn trứng (Chủng QX-like/D388):

– Tỉ lệ đẻ sụt giảm mạnh, đẻ trứng dị hình, méo mó (hình quả xoài), vỏ trứng mỏng hay lăn tăn gợn sóng và thường mất màu, to nhỏ không đều.

– Lòng trắng trứng loãng như nước (mất tính nhớt). Gà có dáng đứng như chim cánh cụt

5. Bệnh tích khi mổ khám

  • Túi khi bị mờ đục hoặc có nhiều dịch thủy thũng màu vàng.
  •  Niêm mạc phế quản và lòng phế nang xung huyết, chứa dịch thẩm xuất.
  • Xuất huyết ngã ba phế quản.
  • Viêm, xuất huyết, tích mủ trên đường hô hấp: xoang mũi, khí quản, …
  • Túi khí viêm, dày đục, có casein màu vàng.
  • Với gà mắc IB “thể thận”: thận sưng to, nhạt màu, niệu quản tích nhiều muối urat.
  • Trên gà đẻ:  Nếu bị mắc IB trong giai đoạn hậu bị, buồng trứng bị teo lại nhỏ như chùm nho, gà giảm mạnh khả năng sản xuất khi vào thời kỳ khai thác.
  • Khi bị nhiễm virus IB biến chủng D388 (QX): tích dịch trong ống dẫn trứng

6. Phòng bệnh IB trên gà hiệu quả – Tối ưu chi phí

Bước 1: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi.

Phun sát trùng bằng Antisep hoặc If-100 liều 3 ml/1 lít nước, định kỳ 1-2 lần/tuần. Rắc Safeguard lên nền trấu, 1 kg/10-20 m2 chuồng nuôi.

Bước 2: Dùng vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Chủng ngừa vaccine Medivac ND-IB hoặc Medivac IB H-52 và Medivac ND G7-3IB Emulsion theo lịch phòng bệnh định kỳ

Bước 3: Bổ trợ

– Pha All-zym với nước uống liều 1 g/1 lít nước uống, dùng 3-5 giờ/ngày.

– Giải độc, mát gan, thông mật dùng Hepatol với liều 1 ml/1 lít nước.

7. Cách xử lý bệnh IB

Bước 1: Vệ sinhPhun thuốc sát trùng Antisep hoặc If-100 liều 3 ml/1 lít nước, định kỳ 1-2 lần/tuần.

Bước 2: Vaccine – Kháng sinh phòng bội nhiễm

– Chủng vaccine Medivac IB H-52 ngay khi phát hiện bệnh với liều: Bệnh nặng: nhỏ 1 giọt/con. Bệnh nhẹ: Cho uống với liều gấp 1,5-2 lần.

– Phun Miarom L tỉ lệ 10 ml/1 lít nước trong chuồng nuôi giúp gà dễ thở, giảm hen, chuồng nuôi thông thoáng.

– Kháng sinh phòng bội nhiễm: Dùng một trong các thuốc sau: Fendox Oral Solution liều 1 ml/10 kg TT/ngày hoặc Gentadox liều 1 g/5 kg TT/ngày hoặc Super Doxy 50% liều 1 g/25 kg TT/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Bước 3: Bổ trợ:

– Pha Escent-L liều 2-4 ml/1 lít nước để tăng lực, tăng sức đề kháng và giải độc gan thận cấp.

– Pha Gluco K-C liều 25 g/1 lít nước hoặc Unilyte Vit – C liều 2-3 g/1 lít nước uống, cho uống theo nhu cầu để cung cấp năng lượng, điện giải, tăng sức đề kháng.

– Pha Ami-Vit liều 2 ml/1 lít nước uống và men All-Zym vào nước uống với liều 1 g/1 lít nước, giúp bù đạm, tăng cường trao đổi chất, kích thích

Tìm kiếm
Kết nối
Tin liên quan
Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh

29/08/2024

Kiến thức chăn nuôi
Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh

Với môi trường chăn nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh tại Việt Nam, sử dụng đúng, đầy đủ quy trình vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa tổn thất cho người chăn nuôi.

Xem thêm
Hiệu quả thay bột cá bằng protein tôm thủy phân trong thức ăn lên năng suất gà đẻ thương phẩm

29/08/2024

Kiến thức chăn nuôi
Hiệu quả thay bột cá bằng protein tôm thủy phân trong thức ăn lên năng suất gà đẻ thương phẩm

Nguồn nguyên liệu cung cấp protein trong thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên khan hiếm và giá thành cao, việc tìm các nguồn nguyên liệu mới tại địa phương có giá trị dinh dưỡng cao để thay thế đang là giải pháp thiết thực.

Xem thêm
Các Loại Vaccine IB Hiện Nay Và Nguyên Tắc Sử Dụng Để Đạt Hoạt Phổ Cao Nhất

29/08/2024

Kiến thức chăn nuôi
Các Loại Vaccine IB Hiện Nay Và Nguyên Tắc Sử Dụng Để Đạt Hoạt Phổ Cao Nhất

Vaccine là yếu tố chính trong phòng và kiểm soát bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB). Ở hầu hết các nước, gà con một ngày tuổi được làm vaccine ở chuồng ấp với vaccine virus IB độc lực thấp. Sau đó, gà được tăng cường miễn dịch bằng chủng virus độc lực cao hơn, thường là pha nước uống. Virus độc lực thấp phù hợp với gà con có mức kháng thể mẹ truyền thấp và không gây phản ứng hô hấp như virus độc lực cao; nhưng nhược điểm là độ bảo hộ thấp chỉ đủ bảo vệ ở đường hô hấp.

Xem thêm
5 nguyên tắc cho úm gà thành công

29/08/2024

Kiến thức chăn nuôi
5 nguyên tắc cho úm gà thành công

Đầu tư công nghệ mới là rất quan trọng nhưng đó không phải là cách duy nhất để đạt năng suất tối ưu trong chăn nuôi gia cầm. Những công việc đơn giản như lưu ý đến hoạt động thường ngày của gà trong chuồng nuôi hay đáp ứng nhu cầu của gà lại có những tác động đáng kể.

Xem thêm
7 Biện pháp cải thiện chất lượng vỏ trứng

29/08/2024

Kiến thức chăn nuôi
7 Biện pháp cải thiện chất lượng vỏ trứng

Duy trì chất lượng vỏ trứng là rất khó, ngay cả với những hiểu biết hiện tại không thể giải quyết hết tất cả các vấn đề về chất lượng vỏ trứng. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm đáng kể lượng trứng bị mất do chất lượng vỏ trứng kém. Điều này có thể thực hiện được nếu chúng ta hiểu được rằng vỏ trứng vỡ thường không do một nguyên nhân duy nhất. Nhiều yếu tố gây ra giảm chất lượng vỏ trứng kém như vấn đề sức khỏe của đàn gà, quản lý chăm sóc, điều kiện môi trường, giống và sự thiếu dinh dưỡng.

Xem thêm
Liên hệ wiget Chat Zalo