Ngày 18.1.2021, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), quá trình triển khai thực hiện đến nay phát sinh một số vấn đề tồn tại, bất cập cần khắc phục.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8.2024 vừa qua, Sở NN&PTNT trình dự thảo Quyết định quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 nhằm thay thế Quyết định số 02.
Theo Tờ trình của Sở NN&PTNT, Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định: “Vùng 3 gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu, phía Tây huyện Châu Thành và phía Bắc huyện Bến Cầu là vùng phát triển nông nghiệp…”.
Trong đó, về chăn nuôi được định hướng: “… phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh môi trường, an toàn thực phẩm. Hình thành các vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã… đầu tư vào chăn nuôi gắn với chế biến và ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, đáp ứng thị trường xuất khẩu”.
Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2030 các huyện, thị xã, thành phố đều giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ quy định tại Quyết định số 02. Cụ thể, mật độ chăn nuôi đến năm 2030 tính trên số vật nuôi hiện có và của các dự án đã được phê duyệt chủ trương thì có các địa bàn vượt quy định là thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành và huyện Bến Cầu.
Thời gian qua, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào những địa bàn có diện tích đất nông nghiệp lớn, xa khu dân cư, thuận lợi trong thực hiện an toàn dịch bệnh như Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu và Châu Thành nên dự báo mật độ chăn nuôi đến năm 2030 sẽ đạt hoặc vượt quy định tại Quyết định số 02.
Trong khi đó, những địa phương không thu hút được dự án đầu tư do quá trình đô thị hóa nhanh, giá đất nông nghiệp cao, nhiều khu dân cư tập trung cần phải giảm mật độ chăn nuôi như thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, huyện Gò Dầu, thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu. Do đó, việc giảm mật độ chăn nuôi ở các địa phương này là phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, việc xây dựng Quyết định của UBND tỉnh quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 nhằm thay thế Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND là rất cần thiết. Qua đó, tỉnh định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường sinh thái và chiến lược phát triển chăn nuôi của vùng Đông Nam Bộ.
Bố trí mật độ chăn nuôi phù hợp còn góp phần quản lý tốt công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc ban hành mật độ chăn nuôi giúp người chăn nuôi xác định, lựa chọn quy mô chăn nuôi, yên tâm đầu tư lâu dài, đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cải thiện môi trường, bảo đảm an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi bền vững.
Những năm trở lại đây, các loại thức ăn nuôi gia cầm đồng loạt tăng giá, trong khi giá bán gia cầm có xu hướng giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở xã Đồn Xá (huyện Bình Lục) có nguy cơ thua lỗ. Vậy, làm thế nào để hỗ trợ các hộ chăn nuôi vượt khó, ổn định phát triển sản xuất? Đó chính là vấn đề đặt ra không chỉ đối với người chăn nuôi mà cả với cấp ủy, chính quyền xã Đồn Xá.
Xem thêmNgành Thuốc Thú y Việt Nam đang tự chủ trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc và vắc xin thú y, không chỉ đáp ứng nhu cầu rất lớn của ngành chăn nuôi trong nước, mà còn hướng đến xuất khẩu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm, xuất khẩu thuốc thú y đến các thị trường khắt khe, khẳng định uy tín trên trường quốc tế.
Xem thêmCông ty Thức ăn chăn nuôi FAGO vừa tổ chức khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi FAGO miền Trung. Nhà máy có diện tích gần 3,5 ha, tổng vốn đầu tư 380 tỷ đồng, công suất 45 tấn/ giờ.
Xem thêmĐội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 05 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, lấy 10 mẫu thức ăn chăn nuôi thử nghiệm chất lượng; kết quả, phát hiện nhiều mẫu giả, không đảm bảo chất lượng, đã thu phạt gần 100 triệu đồng.
Xem thêm